MÌ ĂN LIỀN AN TOÀN CHO SỨC KHỎE

Câu hỏi liên quan đến mì ăn liền

Phần 7 – Mì ăn liền và các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác

Nguồn AloBacsi.com (Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí)

Chiều 23/3, bác sĩ của “y khoa vui vẻ” – Lương Lễ Hoàng đã dành hơn 2 giờ đồng hồ để tư vấn, trao đổi trực tiếp cùng bạn đọc AloBacsi về những câu hỏi xoay quanh gói mì ăn liền.

NỘI DUNG GIAO LƯU TRỰC TUYẾN

– Hoài Thanh – thanhhoainguyen…@gmail.com

Tôi bị đau dạ dày 5 năm nay. Hôm nào mà đau quá cả đêm không ngủ được, đến khuya khoảng 1-2g tôi thường dậy ăn gói mì rồi mới uống thuốc. Xin hỏi sau khi ăn mì mà uống thuốc liền thì có gây tác hại gì không? Người đang bị đau dạ dày ăn mì Hảo Hảo chua cay thì có làm bệnh tình nặng hơn? Cảm ơn BS đã dành thời gian giải đáp.

BS Lương Lễ Hoàng:

Hoài Thanh thân mến,

Nói chung, vị chua cay của mì ăn liền, cụ thể như với hương vị Tom Yum, chỉ bất lợi khi đang điều trị viêm dạ dày trong cơn cấp tính vì có thể kích ứng niêm mạc da dày bài tiết thêm chất chua. Nên biết là thầy thuốc ở Thái Lan thậm chí dùng lá chúc, nguyên liệu sản xuất Tom Yum, để điều trị viêm loét dạ dày và viêm đại tràng mãn.

Điều Hoài Thanh nên lưu ý là tùy theo loại thuốc trị viêm loét dạ dày mà phải uống lúc bụng đói hay no. Thói quen đợi đau rồi mới thực dậy ăn mì gói và uống thuốc là sai lầm nghiêm trọng vì bệnh không thể lành nếu chỉ chữa cháy cầm canh.

Thay vì đợi nước đến chân mới nhảy bệnh nhân nên tập thói quen uống thêm cữ thuốc bao tử trước khi ngủ và sau khi ăn gói mì loại có nhiều đạm cần thiết để làm lành vết loét như mì rong biển + miso (Wakame, Aceccok). Kết quả áp dụng hình thức này cho 30 bệnh nhân viêm loét dạ dày cho thấy hiệu quả điều trị với thuốc đặc hiệu được cải thiện rõ rệt.

– Phương Linh – linhlndy…@gmail.com

Em làm việc vào ban đêm nhiều, thường trước khi ngủ sẽ ăn 1 gói mì rồi mới ngủ được. Mà ăn mì đêm khuya nó thơm và ngon không chịu được. Nhưng chị của em thì bảo ăn mì vào ban đêm sẽ mập ú cho mà xem, thậm chí còn hù dọa ăn 1 gói mì vào ban đêm thì phải chạy đủ 60 phút/ ngày mới không bị tăng cân? Như vậy có đúng không thưa BS? Mong nhận được sự tư vấn của BS.

BS Lương Lễ Hoàng:

Chào Phương Linh,

Tăng cân đi kèm rối loạn biến dưỡng chỉ xảy ra khi mất quân bình cung cầu, khi đầu vào thì thừa trong khi đầu ra bế tắc! Với thực phẩm chủ yếu là tinh bột, như mì ăn liền, ở người đã thừa năng lượng lại thiếu vận động thì mỡ thừa không được đốt hết và tích lũy trên thành bụng, đùi, mông…

Với người làm việc nhiều, cho dù chỉ cần làm việc trí óc, người tiêu hao hết sạch năng lượng thì gói mì ăn liền làm sao biến nổi thực khách thành béo phì? Trái lại, chính nhờ cảm giác no bụng, ngon miệng, khỏe vì hết tụt đường huyết khiến tuyến yên bài tiết serotinin cho giấc ngủ yên bình, endorphin cho cảm giác yêu đời khi thức dậy.

Chính nhờ no bụng, nhờ đủ đường huyết mà thực khách ngủ ngon, mà tiến trình tổng hợp collagen dưới da được thực hiện với tiến độ và năng suất như mong muốn để “thực khách” sẵn sàng chào ngày mới với nếp nhăn ưu tư trên trán, quanh khóe mắt là chuyện của… người khác.

– Kao Bá Thoại – Hà Nội

Kính gửi AloBacsi, bé nhà em 6 tuổi, ăn uống hơi kén nhưng nếu cho một ít mì tôm vào thì bé ăn thun thút ngay. Nhưng em lo là bé ăn mì tôm nhiều sẽ khó tiêu. Xin bác sĩ tư vấn cho em xem em có nên cho con ăn mì không?

BS Lương Lễ Hoàng:

Chào bạn Thoại,

Trước hết, chuyện trẻ khoái khẩu khi dùng mì tôm như món ăn kèm, thậm chí như “gia vị” của bữa ăn, cho thấy trẻ đang thiếu muối ăn. Phụ huynh nên nêm nếm món ăn cho ngon, cho đậm đà, đừng nên nếm theo lời khuyên lý thuyết và món ăn quái dị của “chuyên gia dinh dưỡng” chưa hề nuôi con ngày nào.

Với khẩu phần mì tôm vừa phải trẻ không thể khó tiêu. Khéo hơn nữa, an tâm hơn nữa, nếu phụ huynh đừng quên khẩu phần với mì ăn liền càng đa dạng càng tốt, càng biến chế càng hay, lúc thì mì nấu, khi thì mì xào, bữa lại mì khô. Thêm vào đó, kèm chút rau cải, thêm trái cây tráng miệng, thêm sữa chua có men vi sinh thì bữa ăn với mì ăn liền chắc chắn đúng nghĩa ngon lành, vừa ngon, vừa lành bạn nhé!

– Bạn đọc gửi câu hỏi từ fanpage AloBacsi – Hỏi bác sĩ trả lời

Em gái tôi mang thai 7 tháng nhưng lại bị tiểu đường thai kỳ. Em ấy ăn theo chế độ ăn kiêng của bà bầu bị tiểu đường. Tuy nhiên, từ lúc nghén đến nay chỉ thèm ăn nhất là mì gói. Vậy xin hỏi BS người bị tiểu đường thai kỳ thì có nên ăn mì gói? Nếu được thì ăn bao nhiêu là đủ. Chân thành cảm ơn BS đã giải đáp.

BS Lương Lễ Hoàng:

Chế độ dinh dưỡng của thai phụ không may vướng hội chứng tiểu đường trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ, là do quyết định của bác sĩ chịu trách nhiệm theo dõi sức khỏe của thai phụ. Tùy theo lượng đường trong máu và lượng đạm trong nước tiểu mà thầy thuốc cho biết nên ăn món gì, cữ món nào?

Thèm mì gói thì ai chẳng thèm, nói chi thai phụ năng bụng căng đầu lại thêm thèm đủ thứ. Cách bớt thèm là nhắm mắt nghĩ đến nét mặt thiên thần của hài nhi sắp chào đời, của tiếng khóc mang đến nụ cười trên trái đất đang càng lúc càng thiếu vắng tình người. Sau khi mẹ tròn con vuông tha hồ trở lại với mì gói, với miếng khi đói bằng gói khi no.

– Phụng Mỹ – Hưng Vượng 3, Phú Mỹ Hưng quận 7, TPHCM

Thưa bác sĩ, tôi có hai cháu trai, 1 bé 4 tuổi, 1 bé mới đầy năm. Do vợ chồng tôi đi làm giao bé cho người giúp việc chăm. Hai con tôi vẫn phát triển bình thường, thậm chí có phần mũm mĩm một chút.

Tuần qua nghỉ phép ở nhà, tôi mới biết để dỗ cháu ăn, chị giúp việc hay pha mỳ tôm cắt nhỏ trộn vào cơm hay chén cháo ăn dặm. Tôi tức giận và không cho chị làm như thế.

Nhưng, than ôi, từ khi chỉ có cơm không thì cháu nó bỏ bữa và tỏ ra chán ăn. Cháu nó quen với việc trộn một nửa mì gói cắt nhỏ vào bữa ăn mất rồi. Giờ tôi nên làm sao, thỏa hiệp, tiếp tục cho cháu ăn mỳ hay cương quyết bắt con bỏ mì?

Tôi không biết trẻ quá nhỏ ăn mì nhiều có ảnh hưởng gì đến dạ dày, đường tiêu hóa của bé không? Thắc mắc cứ đè nặng trong tim, cho đến hôm nay được biết Alobacsi tổ chức giao lưu về mì gói, tôi mừng vô cùng và mong muốn được bác sĩ cho lời khuyên, làm sao để 2 con tôi chịu ăn trở lại?

Chân thành cảm ơn AloBacsi và chuyên gia Lương Lễ Hoàng. Trân trọng kính chào.

BS Lương Lễ Hoàng:

Phụng Mỹ thân mến!

Trong chương trình tư vấn sức khỏe cho bệnh nhi suy dinh dưỡng, chậm phát triển tâm thể vì bệnh mãn tính, vì phản ứng phụ của việc lạm dụng thuốc kháng sinh. Tôi đã từ lâu khuyến khích chế độ dinh dưỡng có cài mì ăn liền để vừa tăng khẩu vị cho trẻ, vừa cung ứng năng lượng buổi sáng để trẻ yên vui chào ngày mới.

Quan điểm mì ăn liền có hại cho trẻ không có cơ sở vững chắc, nếu không muốn nói là cường điệu. Vấn đề cốt lõi ở đây là tìm cho ra thể dạng áp dụng để trẻ ăn ngon, để trẻ thích ăn và với liều lượng, tần suất hợp lý. Quan trọng chính là ở điểm trẻ phát triển hài hòa trên cả 2 mặt tâm thể.

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe – AloBacsi.vn

Nguồn: http://alobacsi.com/hoat-dong-cua-chung-toi/bs-luong-le-hoang-bac-si-cua-y-khoa-vui-ve-giao-luu-truc-tuyen-tu-van-cung-ban-doc-alobacsi-a201703271108181c833.htm

Có thể bạn quan tâm
Thực hư mì ăn liền có hại đến gan và thận?
16/11/2021 Sự thật về mì

Cực kỳ mê mì ăn liền nhưng nhiều người ít dám thưởng thức thường xuyên. Một trong những lý do ngần ngại chính là tác hại với gan, thận của mì ăn liền mà ta vẫn thường nghe nhắc tới. Nhưng có thật mì ăn liền hại gan, hại thận như nhiều người vẫn truyền […]

Xem thêm  
Ăn mì tôm có gây hại sức khoẻ?
09/11/2021 Sự thật về mì

Cho rằng ăn mì tôm không tốt và hoàn toàn có hại cho sức khỏe. Điều đó có đúng không? Hãy cùng tìm hiểu 3 thông tin thú vị về mì tôm nhé! Mì tôm có quá trình sản xuất nghiêm ngặt Theo các chuyên gia công nghệ thực phẩm, quy trình sản xuất mì […]

Xem thêm  
Bị nổi mụn có nên ‘quy tội’ cho mì tôm?
09/11/2021 Sự thật về mì

Mì tôm là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, không ít chị em lo ngại ăn nhiều mì tôm sẽ nổi mụn, ảnh hưởng xấu đến làn da. Ngọc Hoa (25 tuổi, TP.HCM) là chuyên viên thiết kế tại một công ty quảng cáo. Cô chia sẻ mì tôm là món ăn yêu […]

Xem thêm  
Bạn muốn cùng chúng tôi
xây dựng thương hiệu
Acecook Việt Nam vững mạnh?