CÓ GÌ TRONG GÓI DẦU, GÓI GIA VỊ CỦA MÌ ĂN LIỀN?

Nguồn AloBacsi.com (Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí)

Mỗi lần ăn mì chính (bột ngọt), hay ăn bột nêm thì em đau đầu kinh khủng. Xin hỏi, vậy em có thể ăn mì gói được không ạ?

Gói muối mì tôm và bột canh bán trên thị trường có giống nhau không?

Mỗi lần ăn mì tôm, tôi thường bỏ gói dầu đi vì nghe nói gói đó nhiều hóa chất, không có tốt cho sức khỏe. Xin hỏi điều mà tôi hay làm có đúng không?

(Ảnh: Nguồn Acecook Việt Nam)
(Ảnh: Nguồn Acecook Việt Nam)

Xin giải đáp thắc mắc của các bạn như sau:

Mì gói ở Việt Nam thông thường bao gồm 3 gói gia vị chính là: gói súp, gói dầu sa tế và gói rau. Thành phần các gói gia vị được công bố và ghi rõ trên bao bì sản phẩm, bao gồm cả nguyên liệu có khả năng gây dị ứng cho một số đối tượng nhất định (nếu có).

1. Về bột ngọt
Bột ngọt (hay mì chính) là tên thường gọi của Monosodium Glutamate (viết tắt là MSG), là muối sodium của axit glutamic, một trong hơn 20 loại axit amin để kiến tạo nên protein cơ thể. MSG có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, sữa ( kể cả sữa mẹ) và có trong nhiều loại rau quả như cà chua, đậu hà lan, bắp, cà rốt… Sử dụng trong thực phẩm: MSG có tác dụng làm tăng vị ngon của thực phẩm.
Một số gói gia vị trong mì ăn liền có thể chứa bột ngọt và được ghi rõ trên thành phần sản phẩm: Chất điều vị (Mononatri glutamat (621)).
Bột ngọt là một trong những phụ gia thực phẩm đã được nghiên cứu sâu rộng và chuyên sâu nhất bao gồm hàng trăm cuộc thí nghiệm toàn diện trên động vật và cả cơ thể người được thực hiện bởi các viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới trong một thời gian dài đã đưa ra kết luận bột ngọt đảm bảo an toàn sử dụng đối với mọi lứa tuổi.
Qui định hàm lượng bột ngọt sử dụng trong thực phẩm tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới như sau:

 

 

Luật Việt Nam quy định về hàm lượng bột ngọt trong sản phẩm mì và gia vị là GMP (Good Manufacturing Practices – Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt), có nghĩa là hàm lượng tối thiểu theo nhu cầu sản xuất & đảm bảo không làm thay đổi bản chất của thực phẩm.

Đối với những cơ thể có chẩn đoán chuyên khoa của bác sĩ là dị ứng với thành phần bột ngọt, cần đọc kỹ thành phần khi sử dụng sản phẩm.

2. Về gói súp và gói bột canh bán trên thị trường

Trao đổi với AloBacsi, chuyên gia của Công ty CP Acecook Việt Nam – nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất Việt Nam – cho biết:

Thành phần trong gói gia vị bên trong sản phẩm mì ăn liền là một hỗn hợp các loại gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu, tỏi, ớt…) nhằm tạo nên hương vị đặc trưng cho từng gói sản phẩm.
Thành phần và hàm lượng các nguyên liệu sử dụng trong gói gia vị đều được công ty nghiên cứu phù hợp với từng loại sản phẩm, tuân thủ các quy định Việt Nam, có công bố đầy đủ thành phần trên bao bì và được Cục ATTP xác nhận phù hợp thông qua “Xác nhận công bố phù quy định an tòan thực phẩm” nguyên liệu và quy cách sản xuất gói súp trong sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam đều theo quy định, tiêu chuẩn công ty và Tiêu chuẩn Việt Nam về mì ăn liền để phù hợp sử dụng đi kèm trong gói sản phẩm.
Do đó, gói súp của mì ăn liền có thể không giống với gói bột canh đang bán trên thị trường. Công ty Acecook Việt Nam hoàn toàn không bán riêng gói súp này trên thị trường.
Ngoài ra, cần chú ý vì việc sử dụng một nửa và để dành lại gói súp để chế biến các món ăn khác sẽ không đáp ứng điều kiện bảo quản kín mà sản phẩm yêu cầu, có khả năng bị hư hỏng.

3. Gói dầu gia vị
Thành phần của gói dầu sa tế trong mì ăn liền bao gồm:
– Dầu: thành phần chính là dầu tinh luyện
– Chiết xuất hương vị từ thành phần tự nhiên là các loại rau củ, gia vị khác
Gói dầu có tác dụng làm gia tăng hương vị sản phẩm, nên nếu thiếu một trong các gói gia vị cấu thành, hương vị đặc trưng của sản phẩm sẽ bị giảm đi.
Tuy nhiên, hàm lượng chất béo của mỗi gói mì ăn liền (bao gồm cả gói dầu) đều được ghi rõ trên bao bì và tùy thuộc vào tình trạng cơ thể mà người dùng có thể chọn bổ sung chất béo nhiều hay ít.
Ngoài chất béo, mì ăn liền còn cung cấp các chất dinh dưỡng khác là chất đạm, chất bột đường và một ít chất xơ. Do mỗi ngày cơ thể cần nhiều loại chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhau như: chất đạm (protein), chất béo (lipid), chất bột đường (glucid) và các vitamin, khoáng chất và nước. Nên người dùng có thể chế biến mì ăn liền cùng các loại rau xanh, củ quả để bổ sung thêm nước, vitamin, khoáng chất và đảm bảo cân bằng đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Nguồn: http://alobacsi.com/dinh-duong/giai-dap-chum-cau-hoi-ve-goi-gia-vi-goi-dau-an-trong-mi-an-lien-a20160714114553589c164.htm

Có thể bạn quan tâm
Thực hư mì ăn liền có hại đến gan và thận?
16/11/2021 Sự thật về mì

Cực kỳ mê mì ăn liền nhưng nhiều người ít dám thưởng thức thường xuyên. Một trong những lý do ngần ngại chính là tác hại với gan, thận của mì ăn liền mà ta vẫn thường nghe nhắc tới. Nhưng có thật mì ăn liền hại gan, hại thận như nhiều người vẫn truyền […]

Xem thêm  
Ăn mì tôm có gây hại sức khoẻ?
09/11/2021 Sự thật về mì

Cho rằng ăn mì tôm không tốt và hoàn toàn có hại cho sức khỏe. Điều đó có đúng không? Hãy cùng tìm hiểu 3 thông tin thú vị về mì tôm nhé! Mì tôm có quá trình sản xuất nghiêm ngặt Theo các chuyên gia công nghệ thực phẩm, quy trình sản xuất mì […]

Xem thêm  
Bị nổi mụn có nên ‘quy tội’ cho mì tôm?
09/11/2021 Sự thật về mì

Mì tôm là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, không ít chị em lo ngại ăn nhiều mì tôm sẽ nổi mụn, ảnh hưởng xấu đến làn da. Ngọc Hoa (25 tuổi, TP.HCM) là chuyên viên thiết kế tại một công ty quảng cáo. Cô chia sẻ mì tôm là món ăn yêu […]

Xem thêm  
Bạn muốn cùng chúng tôi
xây dựng thương hiệu
Acecook Việt Nam vững mạnh?