Mì Udon cho một tối mùa đông

Nhắc tới mì Udon, tôi thường hay tưởng tượng ra một tối gió mùa lạnh buốt, tạt vội vào một cánh cửa nhỏ của một quán ăn Nhật Bản bên đường. Bước vào một không gian nhỏ xinh, ấm áp của tông màu gỗ trầm, ngồi bên chiếc bàn gỗ nhỏ và chậm rãi thưởng thức một bát mì udon ấm nóng mang đậm hương vị xứ Phù Tang, đó chính là những giây phút tuyệt vời nhất của mùa đông.

Thời tiết ẩm ương bỗng dưng trở lạnh vài ngày của Sài Gòn, hay mùa đông mưa phùn gió ẩm đặc trưng của một ngày cuối năm Hà Nội thường nhắc nhớ người ta thèm một cảm giác ấm áp, một chút gì đó ngào ngạt và nghi ngút. Những tối gió về như vậy, kéo vội phéc mơ tuya chiếc áo khoác mỏng, tôi lại nhớ đến cái ấm nóng và hương vị thanh mát của đồ ăn Nhật Bản. Hình ảnh căn bếp mở nghi ngút khói ấm cúng của một nhà hàng Nhật truyền thống dường như làm ra quên hết mọi mỏi mệt của một ngày mùa đông lạnh.

Nhắc tới ẩm thực Nhật Bản nói riêng và ẩm thực Châu Á nói chung không thể không nhắc tới văn hoá mì sợi. Nhật Bản ghi dấu ấn trong làng ẩm thực châu Á với 04 loại mì nổi tiếng: mì Udon, mì Soba, mì Ramen và mì Somen. Sợi mì udon được làm từ bột mì, có đường kính dày, dai, mịn, tạo cảm giác mượt mà và thanh đạm với màu trắng tinh khôi. Đôi khi sợi mì udon cũng được biến tấu đôi chút với hương vị trà xanh, tạo ra những sợi mì xanh độc đáo và thơm bùi. Thể đơn giản nhất của mì udon là Kake Udon, chỉ là mì udon ăn kèm với thứ nước dùng được chế biến từ nước tương, mirin và dashi mang màu hổ phách trong vắt, đôi khi rắc thêm chút hành lá xanh (kake có nghĩa là chan lên).

Kake Udon
Kake Udon

Nếu muốn một tô mì udon thêm chút điểm xuyết khác của hương vị mà vẫn giữ được sự thanh đạm thì Kitsune Udon không phải là một ý kiến tồi. Kitsune trong tiếng Nhật có nghĩa là con cáo. Nhưng đừng vội hiểu lầm, Kitsune Udon chỉ là mì udon ăn kèm thêm với đậu hủ rán mềm mại và thơm bùi. Chính từ truyền thuyết con cáo thích ăn tàu hủ nên người Nhật đã đặt cho món ăn này cái tên tinh nghịch như vậy.

Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản không chỉ là thưởng thức hương vị thông thường của đồ ăn, mà còn chính là cảm nhận trái tim của người nấu trong từng chi tiết nhỏ. Từng sợi mì udon được làm thủ công từ bàn tay tài hoa khéo léo của người đầu bếp, đạt đến độ hài hoà và cân bằng về hương vị nhờ tỉ lệ pha chính xác giữa bột mỳ, nước và muối cùng quá trình lên men, chế biến đặc biệt. Một mẻ udon dai, mịn, hoà trộn giữa vị mặn và ngọt thanh là quá trình làm việc kỳ công nhất của người đầu bếp, bởi sợi mỳ chính là linh hồn của món ăn. Nước dùng cũng đến từ sự lựa chọn kỹ càng của nước tương, mirin và dashi, qua bàn tay chế biến của người nghệ sĩ tạo thành thứ nước màu hổ phách trong suốt, vừa dậy lên vị ngọt ngào, vừa cân bằng với vị đậm đà thanh mát.

Kitsune Udon
Kitsune Udon

Cách phục vụ mì udon nóng hổi trong một nhà hàng Nhât Bản truyền thống cũng cho thấy màu sắc văn hoá đậm nét không nơi nào có được. Bắt đầu bằng việc chọn cho mình một loại mì yêu thích tại quầy mì, thực khách sau đó sẽ tiến tới từng quầy đồ ăn chọn cho mình món ăn kèm cùng udon (thường là những món không cần nấu chung với mì như tempura,…), không quên thìa, đũa ở quầy cuối cùng trước khi thanh toán. Việc ăn mì cũng thể hiện văn hoá xếp hàng độc đáo của người Nhật Bản. Udon trở thành món ăn vừa truyền thống, vừa hợp với nhịp sống nhanh của thế giới hiện đại mà vẫn không mất đi những nét văn hoá của riêng mình.

Tôi thường chọn cho mình một bát mì udon rong biển cho một bữa tối nhẹ nhàng và ấm áp của mùa đông. Không quá nặng nề trong các thành phần món ăn nhưng lại là sự hoà quyện hoàn hảo về các loại hương vị, màu sắc, từ sợi mì dai, mịn, tới nước dùng dậy lên mùi thơm thanh đạm, hoà quyện tuyệt vời giữa mặn, ngọt cùng mùi rong biển đặc trưng. Tất cả sự hoà trộn trong vị giác, khứu giác và thị giác, cùng với làn khói nhẹ bốc lên từ tô mì còn nóng hổi chính là trải nghiệm tuyệt vời nhất cho một bữa tối đơn giản và nhẹ nhàng. Khi ăn mì udon, đừng ngại nếu bạn phát ra những âm thanh xì xụp theo từng gắp mì. Sẽ không có ai coi đó là bất lịch sự, bởi những tiếp xì xụp này không những giúp làm sợi mỳ nguội bớt, mà còn cho thấy sự thích thú khi ăn món ăn truyền thống xứ sở Hoa Anh Đào.

Theo Fest Magazine

Có thể bạn quan tâm
Câu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liền
24/09/2020 Chuyện về mì

Nguồn: https://zingnews.vn/interactive/article/cau-chuyen-doanh-nghiep-sau-goi-mi-an-lien-post42.zing

Xem thêm  
Chùm ảnh về mì ăn liền
26/08/2020 Chuyện về mì

Chùm ảnh những sợi mì hạnh phúc làm ấm lòng cư dân mạng Chùm ảnh mộc mạc, chân phương về những gói mì hạnh phúc như nhẹ nhàng chạm vào từng ngõ ngách quen thuộc của cuộc sống đời thường, và càng thêm ấm lòng với tinh thần Omoiyari – Nghĩ cho người khác được […]

Xem thêm  
Món ăn thân quen
26/08/2020 Chuyện về mì

Không phải cao lương mỹ vị, đây chắc là món ăn thân quen nhất nhì Việt Nam chứ gì nữa! Sau cơm, có thể nói mì ăn liền là món ăn quen thuộc nhất nhì tại Việt Nam, xuất hiện từ mâm cơm gia đình tới căng tin trường học, từ nhà lá đơn sơ […]

Xem thêm  
Bạn muốn cùng chúng tôi
xây dựng thương hiệu
Acecook Việt Nam vững mạnh?