THỰC HƯ VIỆC MÌ ĂN LIỀN CHỨA AXIT OXALIC GÂY SẠN THẬN

Hai đứa con nhà tôi đều thích ăn mì gói nhưng tôi nghe nói ăn nhiều có thể gây sạn thận. Việc ăn mỳ bị sạn thận, mức độ chính xác thế nào, nhờ Alobacsi giải thích với ạ?

* Bạn đọc Nguyễn Thanh Tú – Thủ Đức, TPHCM

Mì gói ăn nhiều sẽ bị sạn thận – Thông tin này làm bọn em hoang mang vì bọn em là sinh viên, mỗi sáng hay làm gói Hảo Hảo điểm tâm. Mì Hảo Hảo có an toàn không? Giờ em băn khoăn quá, hoặc dừng ăn hay phải làm sao? Bọn em là fan mì gói Hảo Hảo nhưng cũng sợ bệnh sạn thận. Cho em lời khuyên với AloBacsi ơi. Cả phòng hơn chục thằng bọn em đều đang chờ mong tin, mong lời khuyên của các bác sĩ đó ạ. Em chân thành cảm ơn.

* Trần Bích Thủy – Đà Nẵng

Nhà em có hai thằng con, đứa nào cũng thích ăn mỳ gói. Việc ăn mỳ bị sạn thận, mức độ chính xác thế nào, nhờ Alobacsi giải thích với ạ? Em hoang mang quá, đang chuyển cả nhà sang ăn mỳ Hàn Quốc cho chắc ăn. Nhưng mỳ Hàn Quốc “đau bụng tiền” lắm ạ. Mì Việt Nam, có loại nào an toàn không ạ?
Giờ nên ăn mỳ gì cho an toàn, thưa bác sĩ? Mong được hồi âm từ các bác sĩ. Em xin cảm ơn.

* Nguyễn Thị Thu Hồng – Quận 11, TPHCM

Em mê mì tôm lắm. Tuy nhiên, hàng loạt thông tin tràn lan trên mạng xã hội, facebook, “100% mỳ gói chứa chất acid oxalic, có thể gây sỏi thận” khiến em cũng hoang mang. 

Em đọc trên mạng thấy dòng này: Theo Hội Y tế công cộng TPHCM cho biết, các sản phẩm mì tôm được làm từ bột mì (có chứa lượng acid oxalic tự nhiên). Tuy nhiên không phải cứ thực phẩm nào giàu acid oxalic như mì tôm thì sẽ gây sỏi thận. Vì nguyên nhân gây bệnh sỏi thận phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa của từng người. Song, Hội Y tế công cộng TPHCM cũng đưa ra lời khuyên không nên ăn mì tôm quá nhiều.

Vậy ăn bao nhiêu là vừa đủ ạ? Ăn bao nhiêu để an toàn cho sức khỏe và không bị coi là ăn quá nhiều? Alobacsi tư vấn giúp em với nhé. Em xin cảm ơn ạ!

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa – nguồn internet

Trước thắc mắc của nhiều bạn đọc, AloBacsi đã trao đổi với các bác sĩ và các chuyên gia thực phẩm và xin giải đáp thắc mắc của các bạn như sau:

1. Hiện có nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông cho rằng mì ăn liền gây ra sạn thận. Theo đó, nguyên nhân gây ra sạn thận được cho là do mì ăn liền chứa nhiều Acid Oxalic. Các nguồn tin cho rằng: Sự kết hợp của Acid Oxalic với canxi tạo ra calci oxalat, có thể gây kết tủa lắng đọng tạo thành sỏi ở các cơ quan tiết niệu, gan mật, tụy. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sỏi thận nên tránh hoặc hạn chế ăn uống các thực phẩm có chứa hàm lượng lớn Axit Oxalic.

Thực tế, thông tin mì ăn liền chứa nhiều Acid Oxalic là thông tin chưa chính xác. 

Bởi Acid Oxalic có 2 dạng: Dạng tự nhiên và dạng nhân tạo. Acid Oxalic tự nhiên là acid hữu cơ vốn có trong nhiều loại rau, củ, quả như ngò tây, cà rốt, bông cải xanh, trà, bột mì… Còn Acid Oxalic nhân tạo được dùng trong công nghiệp, sử dụng để tẩy trắng gỗ, tẩy rửa dụng cụ gia đình, xử lý nước thải.

Một số thực phẩm trong tự nhiên có chứa Acid Oxalic:

Theo đó có thể thấy, lượng Acid Oxalic có trong mì ăn liền là do các nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm có thể chứa Axit Oxalic tự nhiên (bột mì, rau củ) nên các sản phẩm nào có sử dụng nguồn nguyên liệu này thì kết quả kiểm nghiệm có thể chứa Acid Oxalic.

Còn phía nhà sản xuất mì ăn liền, họ hoàn toàn không bổ sung Acid Oxalic trong quá trình sản xuất. Và Acid Oxalic cũng không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong mì ăn liền của Bộ Y tế.

Hàm lượng Acid Oxalic có trong bột mì – nguyên liệu chính làm nên mì ăn liền – thấp hơn rất nhiều so với các thực phẩm phổ biến khác.

Theo phát biểu của TS.BS Dư Thị Ngọc Thu – Khoa ngoại tiết niệu BV Chợ Rẫy, mối liên quan giữa acid oxalic tự nhiên và sỏi thận là không cao: “Đa số bệnh nhân sỏi thận có thành phần sỏi là oxalat calci (hơn 80%). Trong đó tập quán ăn uống, loại thức ăn sử dụng giàu protein, đường tinh khiết, thức ăn giàu natri, nhiều acid oxalic, ít sợi xơ… làm tăng tỉ lệ bị bệnh sỏi niệu. Uống nước không đầy đủ cũng làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu. Cần lưu ý, người bình thường ăn rau củ quả, ngũ cốc có acid oxalic tự nhiên với lượng ăn bình thường khó có tác dụng độc hay gây sỏi thận”.

Riêng đối với những người có tiền sử bị bệnh sạn thận thì cần có sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ để có cách sử dụng thực phẩm phù hợp và tốt cho sức khỏe.

2. Nên ăn mì ăn liền nào cho an toàn?

Các sản phẩm mì ăn liền của các nhà sản xuất lớn hiện nay khi lưu hành trên thị trường đều phải đảm bảo và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm do Bộ Y tế quy định.

Do đó, người tiêu dùng có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm mì ăn liền thương hiệu uy tín của các nhà sản xuất lớn. Còn về chọn mì Hàn Quốc hay mì Việt Nam là do khẩu vị và sở thích ăn uống của mỗi người.

Nguồn: AloBacsi.com (Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí)

Có thể bạn quan tâm
Thực hư mì ăn liền có hại đến gan và thận?
16/11/2021 Sự thật về mì

Cực kỳ mê mì ăn liền nhưng nhiều người ít dám thưởng thức thường xuyên. Một trong những lý do ngần ngại chính là tác hại với gan, thận của mì ăn liền mà ta vẫn thường nghe nhắc tới. Nhưng có thật mì ăn liền hại gan, hại thận như nhiều người vẫn truyền […]

Xem thêm  
Ăn mì tôm có gây hại sức khoẻ?
09/11/2021 Sự thật về mì

Cho rằng ăn mì tôm không tốt và hoàn toàn có hại cho sức khỏe. Điều đó có đúng không? Hãy cùng tìm hiểu 3 thông tin thú vị về mì tôm nhé! Mì tôm có quá trình sản xuất nghiêm ngặt Theo các chuyên gia công nghệ thực phẩm, quy trình sản xuất mì […]

Xem thêm  
Bị nổi mụn có nên ‘quy tội’ cho mì tôm?
09/11/2021 Sự thật về mì

Mì tôm là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, không ít chị em lo ngại ăn nhiều mì tôm sẽ nổi mụn, ảnh hưởng xấu đến làn da. Ngọc Hoa (25 tuổi, TP.HCM) là chuyên viên thiết kế tại một công ty quảng cáo. Cô chia sẻ mì tôm là món ăn yêu […]

Xem thêm  
Bạn muốn cùng chúng tôi
xây dựng thương hiệu
Acecook Việt Nam vững mạnh?