Theo phân nhóm thực phẩm, mì ăn liền thuộc nhóm ngũ cốc và sản phẩm chế biến, cùng nhóm với gạo, cơm, cháo, bún, phở, bánh mì,… Một sản phẩm mì ăn liền thông dụng (75g) cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng như sau:
Tháp dinh dưỡng hợp lý
Thành phần dinh dưỡng
CHẤT BỘT ĐƯỜNG: 40 – 50 GRAM
Với thành phần chính là bột lúa mì, một gói mì ăn liền loại thông dụng chứa 40 – 50 gram chất bột đường.
CHẤT ĐẠM: KHOẢNG 6,9 GRAM
Trong mì ăn liền thường có các chất dinh dưỡng chiết xuất từ nước cốt thịt heo, gà… tẩm vào sợi mì, hoặc nấu cô đặc như: xương bò, heo hoặc gà, các loại hải sản như tôm, cá, sò để tạo nên gói súp. Vì vậy, trung bình một gói mì ăn liền chứa khoảng 6,9 gram đạm.
CHẤT BÉO: 10 – 13 GRAM
Chất béo có trong vắt mì (mì chiên) và trong gói dầu gia vị (cả mì chiên và mì không chiên).
Tùy sản phẩm mà lượng chất béo sẽ khác nhau. Trung bình mỗi gói mì ăn liền có chứa 10 – 13 gram chất béo.Mì không chiên với vắt mì được sấy bằng nhiệt gió thì có lượng chất béo thấp hơn.
NĂNG LƯỢNG: 300 – 350 KCAL
Trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75 gram) có thể cung cấp cho cơ thể 300-350 kcal. Nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành khoảng 2,000 – 2,500 kcal.
Cách kết hợp mì ăn liền lý tưởng
Nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý là ăn đủ bốn nhóm chất: chất bột đường, chất đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin. Nếu chế độ ăn chỉ có một loại thực phẩm nhất định thì sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng. Tùy theo cơ địa, độ tuổi của mỗi người sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.
Vì vậy, không chỉ riêng đối với mì ăn liền, người dùng nên kết hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn và có chế độ sinh hoạt hợp lý để đảm bảo sống vui – sống khỏe.