Tác hại mì ăn liền gây cho cơ thể: Ý kiến từ chuyên gia
Ăn mì gói bị ung thư, mì tôm làm tăng cân, mì ăn liền thiếu chất, đó là một vài trong số các ‘tác hại của mì ăn liền’ nhiều người nhắc tới. Nhưng điều này có đúng? Cùng chuyên gia giải mã.

Mì ăn liền: Món ăn chứa đựng nhiều ‘đồn thổi’ bậc nhất

Thực tế, mì ăn liền (mì gói) là một trong những thực phẩm phổ biến hàng đầu trên thế giới. Bởi tiện lợi, chế biến nhanh, kèm theo hương vị hấp dẫn, lại có thể dễ dàng kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau nên mì ăn liền là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Nhưng kèm theo đó, đây cũng là thực phẩm bị đồn thổi nhiều “tai tiếng” nhất.

Giải mã của chuyên gia: Mì ăn liền tốt xấu thế nào cho sức khỏe?

1.Mì ăn liền có gây rối loạn chức năng dạ dày không?
Một số người cho rằng mì ăn liền “khó tiêu” do sử dụng nhiều chất phụ gia và bảo quản, ăn thường xuyên dễ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày. Thế nhưng, thực tế mì ăn liền áp dụng phương pháp làm khô sản phẩm, bằng cách chiên hoặc sấy để làm giảm độ ẩm trong vắt mì xuống mức thấp nhất, giúp sản phẩm bảo quản được lâu dài. Thế nên, việc cho rằng mì ăn liền chứa nhiều chất bảo quản gây đầy bụng là chưa chính xác.
2. Ăn mì gói bị tăng cân, béo phì?
Giải tỏa nỗi lo tăng cân của nhiều chị em, PGS-TS Lê Bạch Mai, nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia phân tích, nhu cầu năng lượng của người trưởng thành khoảng 2.000-2.500kcal. Năng lượng này tạo ra chủ yếu từ nhóm thực phẩm chứa chất bột đường, đạm, béo.
Trong khi đó, một sản phẩm mì ăn liền thông dụng (75g) cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng như sau:
• Chất bột đường: 40-50g
• Chất đạm: khoảng 6,9g
• Chất béo: 10-13g
• Năng lượng: 300-350kcal.
Chất béo thấm trong vắt mì chiên và gói dầu gia vị đáp ứng khoảng 30-34% tổng số năng lượng của mỗi gói mì ăn liền. Lượng chất béo này đáp ứng 17-19% nhu cầu chất béo hằng ngày cho một người có nhu cầu 2.000kcal một ngày.
Như vậy, có thể thấy, hàm lượng chất béo và tinh bột, năng lượng cung cấp của mì ăn liền đã được tính toán cân đối, hợp lý, không làm tăng cân như nhiều người nhầm tưởng.
3. Ăn mì gói nhiều bị thiếu chất dinh dưỡng?
Về điều này, PGS-TS Lê Bạch Mai phân tích, trên thực tế, không có một loại thực phẩm nào là tốt nhất và càng không thể là duy nhất để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Mì ăn liền là thực phẩm cơ bản, chứa thành phần dinh dưỡng chính là tinh bột, như cơm, bún, phở nên không thể đòi hỏi chỉ cần ăn một loại thực phẩm mà cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng được.
Tuy nhiên, điều này rất dễ khắc phục nếu như người dùng khéo léo kết hợp mì ăn liền với các nguyên liệu khác có sẵn trong bếp. Ta nên kết hợp vào mì ăn liền một ít rau xào, rau sống, cà rốt, cà chua, nấm, đậu, các loại hải sản, thịt, trứng để tạo thành bữa ăn phong phú, đủ dinh dưỡng.
4. Ăn mì gói có bị ung thư?
Nhiều người lo ngại trong mì ăn liền có hóa chất, chất bảo quản độc hại, mì sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần là nguyên nhân gây ung thư.
‘Giải oan’ cho mì ăn liền, PGS-TS Lê Bạch Mai cho biết, đến nay trên thế giới chưa ghi nhận kết quả nghiên cứu khoa học nào chứng mình thực phẩm này là nguyên nhân gây ung thư.

Mì ăn liền không xấu, quan trọng là sử dụng như thế nào?

Từ những lý giải của chuyên gia, có thể thấy việc e ngại một món ăn phổ biến, thông dụng và nhiều tiện ích như mì ăn liền là không có cơ sở khoa học. PGS-TS Lê Bạch Mai cũng nhấn mạnh thêm, không có thực phẩm xấu mà chỉ có bữa ăn xấu, ăn sai cách thì sẽ trở thành không tốt. Mì ăn liền không phải là thực phẩm gây hại cho sức khỏe mà quan trọng là chúng ta sử dụng những sản phẩm mì gói như thế nào.

Thay vì lo sợ, người dùng có thể tham khảo những gợi ý dưới đây về cách cân bằng dinh dưỡng, để có được bữa ăn ngon, đủ dưỡng chất với mì ăn liền:

• Bổ sung thêm vào món mì ăn liền, lượng chất đạm từ các loại đậu, hải sản (tôm, mực, cá…), các loại thịt (thịt gà, thịt heo, thịt bò…), trứng.

• Mì ăn liền cung cấp đủ cho cơ thể lượng tinh bột nhưng lại ít chất xơ, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, để món mì ăn liền trở nên hấp dẫn và đủ chất, tạo thành bữa ăn cân đối tốt cho sức khỏe, nên bổ sung các loại rau củ như: giá đỗ, cà chua, xà lách, cải thìa, rau muống, dưa leo, kim chi, cải chua… Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam của Bộ Y tế thì mỗi 1.000kcal ăn vào cần 14g chất xơ.
• Hiện nay, một số sản phẩm mì ăn liền được nhà sản xuất bổ sung thêm rau củ, thịt, trứng, rong biển… nhằm đa dạng thực phẩm, tăng giá trị dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Có thể bạn quan tâm
Thực hư mì ăn liền có hại đến gan và thận?
16/11/2021 Sự thật về mì

Cực kỳ mê mì ăn liền nhưng nhiều người ít dám thưởng thức thường xuyên. Một trong những lý do ngần ngại chính là tác hại với gan, thận của mì ăn liền mà ta vẫn thường nghe nhắc tới. Nhưng có thật mì ăn liền hại gan, hại thận như nhiều người vẫn truyền […]

Xem thêm  
Ăn mì tôm có gây hại sức khoẻ?
09/11/2021 Sự thật về mì

Cho rằng ăn mì tôm không tốt và hoàn toàn có hại cho sức khỏe. Điều đó có đúng không? Hãy cùng tìm hiểu 3 thông tin thú vị về mì tôm nhé! Mì tôm có quá trình sản xuất nghiêm ngặt Theo các chuyên gia công nghệ thực phẩm, quy trình sản xuất mì […]

Xem thêm  
Bị nổi mụn có nên ‘quy tội’ cho mì tôm?
09/11/2021 Sự thật về mì

Mì tôm là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, không ít chị em lo ngại ăn nhiều mì tôm sẽ nổi mụn, ảnh hưởng xấu đến làn da. Ngọc Hoa (25 tuổi, TP.HCM) là chuyên viên thiết kế tại một công ty quảng cáo. Cô chia sẻ mì tôm là món ăn yêu […]

Xem thêm  
Bạn muốn cùng chúng tôi
xây dựng thương hiệu
Acecook Việt Nam vững mạnh?