Từ câu chuyện của gói mì ăn liền, ngẫm tinh thần “nghĩ cho người khác”
Ra đời giữa hoàn cảnh Nhật Bản tan hoang sau khi hứng chịu hai quả bom hạt nhân năm 1945, những gói mì ăn liền bắt đầu sứ mệnh của mình như một món ăn ấm áp tình người, mang lại hạnh phúc cho người dùng dù là trong những ngày lặng gió hay những lúc bão giông…
Những gói mì nhỏ mang tinh thần “nghĩ cho người khác”
Năm 1945, trong lúc thức ăn khan hiếm, từng đoàn người phải xếp hàng rất lâu để chờ mua được một bát mì, người cha đẻ của mì ăn liền đã nghĩ đến ý tưởng tạo ra một món ăn có thể nấu thật nhanh, giúp đồng bào mình kiên cường vượt qua giai đoạn khó khăn. Một sản phẩm dẫu rất đỗi bình dị nhưng lại chứa đựng tinh thần sẻ chia đã làm ấm lòng người dân Nhật lúc bấy giờ. Đó cũng là nét đẹp tiêu biểu mang tên gọi “Omoiyari”, một tinh thần đáng quý chi phối lối suy nghĩ và hành động của phần đông người Nhật, với ý nghĩa là “Nghĩ cho người khác”.
Quả thật, trong lịch sử, mì ăn liền đã cứu sống hàng triệu người trong các đợt thiên tai hay thời kỳ suy thoái kinh tế tại Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế giới. Tại Việt Nam, mỗi năm một mùa mưa lũ kéo dài, cộng với trung bình gần chục cơn bão lớn nhỏ. Giữa mênh mông biển nước, chỉ vài gói mì cũng đủ giúp người dân trụ vững chờ cứu trợ hoặc đợi nước rút. Lúc này, ngoài sứ mệnh cứu người, mì ăn liền còn mang theo cả hơi ấm của lòng nhân ái, và đó cũng chính là nét đẹp Omoiyari.
Những thùng mì chứa nhiều tình cảm được trao nhau trong những ngày khó khăn
Món ăn”quốc dân” giữa bộn bề cuộc sống hiện đại
Với đặc tính tiện lợi, có thể sử dụng trong nhiều hoàn cảnh và thời gian sử dụng tương đối dài, mì ăn liền vẫn giữ vững giá trị xã hội của mình khi là thực phẩm dự trữ của nhiều gia đình và tổ chức xã hội.
Trong tủ bếp của mỗi gia đình Việt, không khó để bắt gặp một vài gói mì luôn “thường trực”. Món ăn sáng nhanh gọn hay món ăn khuya dễ dàng, mì ăn liền đều có thể đáp ứng. Bản thân mì ăn liền hiện đại vốn đã rất đa dạng về hương vị nhờ khéo léo “vay mượn” tinh hoa ẩm thực của các vùng miền, các quốc gia… Chỉ cần linh động chọn rau củ đi kèm, thêm thịt cá hay thay đổi cách nấu nướng là bà nội trợ đã có thể tạo ra một món ăn hoàn toàn mới và thơm ngon. Bữa cơm gia đình, nhờ vậy, được đổi mới liên tục mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức.
Sứ mệnh của những gói mì nhỏ chưa từng thay đổi qua ngần ấy năm, thậm chí đã trở thành món ăn “quốc dân” khắp mọi miền.
Kiến tạo nên những gói mì hạnh phúc
Năm 2018, người Việt Nam được thống kê là tiêu thụ khoảng 5,2 tỷ gói mì/năm(Theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới). Một trong những nhà sản xuất mì ăn liền lớn trên thị trường, cung ứng gần 3 tỷ bữa ăn cho người Việt hằng năm chính là Acecook Việt Nam, doanh nghiệp đã mang công nghệ sản xuất tiên tiến của Nhật Bản vào thị trường Việt Nam từ những năm 1993.
Không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mì ăn liền, sự có mặt của Acecook Việt Nam với các chỉ tiêu khắt khe về nguyên liệu đầu vào, những hướng dẫn đào tạo từ chuyên gia Nhật Bản giúp các nhà cung cấp nâng cao chất lượng, đáp ứng các chỉ tiêu khắt khe ấy đã góp phần nâng cao chất lượng thị trường thực phẩm nói chung ở Việt Nam.
Với người tiêu dùng, Acecook Việt Nam luôn đảm bảo mỗi sản phẩm mì ăn liền đến tay luôn là những sản phẩm chất lượng cao, thơm ngon và đảm bảo tính an toàn – an tâm. Đây cũng chính là giá trị xã hội lớn nhất mà Acecook Việt Nam mang lại trong suốt hơn một phần tư thế kỷ chăm sóc bữa ăn cho các gia đình Việt.