Để không phải ‘vừa ăn vừa lo’

PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia, đã đưa ra và phân tích về những hiểu lầm liên quan tới thực phẩm và dinh dưỡng.

Vấn đề trên đã được PGS.TS Lê Bạch Mai chia sẻ tại buổi hội thảo An toàn thực phẩm và dinh dưỡng đúng cách với sức khỏe cộng đồng. 

Theo đó, người tham dự có cơ hội được tháo gỡ những lo lắng cũng như thực hành ăn uống đúng cách, góp phần đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

PGS.TS Lê Bạch Mai – nguyên viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia

Đừng chỉ ăn một vài loại thực phẩm

Hiểu lầm đầu tiên mà PGS.TS Lê Bạch Mai đưa ra chính là thói quen chỉ sử dụng thường xuyên một số thực phẩm vì nghĩ nó tốt, giàu dinh dưỡng. Thế nhưng thói quen này có thể đưa bạn và gia đình rơi vào tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.

Bởi lẽ khi ăn quá nhiều một loại thực phẩm sẽ khiến cơ thể dư một số chất dinh dưỡng và thiếu những dưỡng chất khác do không có cơ hội ăn món khác.

Thực tế không có thực phẩm nào là duy nhất có thể cung cấp đầy đủ cho cơ thể chúng ta cả 4 nhóm dưỡng chất. Vì vậy, cần đổi món và phối hợp thực phẩm trong bữa ăn để cân bằng dinh dưỡng mỗi ngày.

Kiêng tinh bột có thể khiến cơ thể suy nhược

Cũng theo PGS.TS Lê Bạch Mai, một trong những sai lầm “kinh điển” mà không ít người mắc phải chính là việc kiêng tinh bột. Bởi lẽ tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. 

Thiếu tinh bột, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng suy nhược, nguy cơ đột qụy cao, làm việc thiếu hiệu quả; rối loạn tâm trạng, hay tức giận, cáu gắt, buồn bã và thậm chí trầm cảm nhẹ. 

Không những thế, khi không được cung cấp đủ lượng tinh bột cần thiết, cơ thể dễ bị hạ đường huyết do hàm lượng đường trong máu thấp. 

Vì thế, PGS.TS Lê Bạch Mai khuyên mọi người không nên loại bỏ tinh bột ra khỏi thực đơn, mà hãy hạn chế đường đơn, đường đôi (<10% năng lượng) để mang lại hiệu quả cao trong việc duy trì sức khỏe và giảm mỡ thừa.

Khẩu phần ăn hằng ngày cần đảm bảo cung cấp đủ lượng tinh bột, trung bình 50-65% tổng năng lượng cơ thể cần mỗi ngày.

Không nên loại chất béo ra khỏi thực đơn

Mấy năm trở lại đây, nhiều người có tâm lý e ngại khi sử dụng thực phẩm có nhiều chất béo, vì họ cho rằng chúng gây tác động xấu đến sức khỏe. Có người thậm chí cứ nhắc tới chất béo là sợ, thực phẩm nào có nhiều dầu mỡ là loại bỏ ra khỏi thực đơn hằng ngày.

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, đây là một sai lầm trong ăn uống hằng ngày mà cũng không ít người mắc phải. 

Chất béo là một trong bốn nhóm chất dinh dưỡng tham gia cấu tạo nên tế bào, và là dung môi để hòa tan các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K trong cơ thể. 

Dầu mỡ là thực phẩm thuộc nhóm chất béo và giữ vai trò quan trọng trong cung cấp các acid béo không no cần thiết cho cơ thể. 

Theo đó, bữa ăn hằng ngày luôn được khuyến cáo cần cân đối giữa chất béo động vật và thực vật.

Tẩy chay thực phẩm chỉ vì tin đồn là tự làm khó

PGS.TS Lê Bạch Mai cho biết giữa những thông tin chưa được kiểm chứng hiện nay, nhiều chị em nội trợ đã vội tránh xa một số thực phẩm quen thuộc vì cho rằng chúng gây tác hại cho sức khỏe.

Đơn cử như tin đồn dưa muối chiếm 1,4% lượng muối hằng ngày vào cơ thể, dễ dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày và làm tăng huyết áp; măng tươi chứa axit oxalic có thể gây ra sỏi thận; hay ngay cả thực phẩm đóng gói và được cơ quan chức năng kiểm soát như mì ăn liền cũng bị cho là thiếu dinh dưỡng và dễ gây nóng trong người, khó tiêu…

Làm rõ vấn đề này, PGS.TS Lê Bạch Mai cho rằng không có thực phẩm xấu, mà chỉ có bữa ăn xấu, ăn sai cách thì sẽ trở thành không tốt cho sức khỏe. 

Lấy ví dụ về mì ăn liền, bà cho biết một gói loại thông dụng (75g) thường chứa 40-50g chất bột đường; 13-17g chất béo và không ít hơn 6,8g đạm, do vậy có thể cung cấp cho cơ thể 300-350Kcal (tương đương 15-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành).

Đồng thời, đây còn được xem là thực phẩm cơ bản, tương tự cơm, cháo, bún, nui, phở… nên hoàn toàn có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để tạo thành bữa ăn hoàn chỉnh, dinh dưỡng.

Theo đó, để thưởng thức mì ăn liền đúng cách và gạt bỏ những lo ngại về sức khỏe, PGS.TS Lê Bạch Mai khuyến nghị người tiêu dùng nên chú ý kết hợp cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau má, rau muống, cà rốt, cà chua… 

Ngoài các vitamin và khoáng chất, sự hiện diện của chất xơ trong rau củ làm tinh bột được hấp thu chậm hơn, tăng lượng phân đào thải giúp tránh táo bón, không gây nóng trong người, giảm nguy cơ bị bệnh trĩ, ngăn ngừa cholesterol máu cao, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường tuýp 2.

P.Q

Theo Tuổi Trẻ

Có thể bạn quan tâm
Thực hư mì ăn liền có hại đến gan và thận?
16/11/2021 Sự thật về mì

Cực kỳ mê mì ăn liền nhưng nhiều người ít dám thưởng thức thường xuyên. Một trong những lý do ngần ngại chính là tác hại với gan, thận của mì ăn liền mà ta vẫn thường nghe nhắc tới. Nhưng có thật mì ăn liền hại gan, hại thận như nhiều người vẫn truyền […]

Xem thêm  
Ăn mì tôm có gây hại sức khoẻ?
09/11/2021 Sự thật về mì

Cho rằng ăn mì tôm không tốt và hoàn toàn có hại cho sức khỏe. Điều đó có đúng không? Hãy cùng tìm hiểu 3 thông tin thú vị về mì tôm nhé! Mì tôm có quá trình sản xuất nghiêm ngặt Theo các chuyên gia công nghệ thực phẩm, quy trình sản xuất mì […]

Xem thêm  
Bị nổi mụn có nên ‘quy tội’ cho mì tôm?
09/11/2021 Sự thật về mì

Mì tôm là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, không ít chị em lo ngại ăn nhiều mì tôm sẽ nổi mụn, ảnh hưởng xấu đến làn da. Ngọc Hoa (25 tuổi, TP.HCM) là chuyên viên thiết kế tại một công ty quảng cáo. Cô chia sẻ mì tôm là món ăn yêu […]

Xem thêm  
Bạn muốn cùng chúng tôi
xây dựng thương hiệu
Acecook Việt Nam vững mạnh?