“Mì tôm” là tác nhân gây hại… nếu bạn ăn sai cách

Mùa giãn cách xã hội, mì tôm trở thành món dự trữ không thể thiếu với hầu hết mọi gia đình. Thế nhưng, chuyên gia dinh dưỡng nhắc nhở người dùng: Mì tôm nếu ăn đúng sẽ là món ăn dinh dưỡng, ngược lại, nếu ăn sai cách mì tôm sẽ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Mì tôm có thành phần dinh dưỡng chính nào?

Mì ăn liền là sản phẩm ngũ cốc dạng sợi, được chế biến từ bột mì, bột gạo hoặc các loại bột khác, với nguyên liệu chính là tinh bột, có bổ sung hoặc không bổ sung các thành phần khác.

Có 2 loại mì ăn liền phổ biến trên thị trường:

● Mì chiên

● Mì không chiên

Mì tôm là tác nhân gây hại... nếu bạn ăn sai cách - Ảnh 1.

Ngoài ra, người tiêu dùng còn có cách phân loại theo chính các hương vị khác nhau như: mì tôm chua cay, mì bò sa tế, mì hải sản, mì lẩu thái, mì tôm chay, mì siêu cay hàn quốc, mì xào khô.

Mì ăn liền có 3 thành phần chính: vắt mì, gói soup (gói gia vị) & gói rau sấy . Có những loại mì tôm chỉ có một gói gia vị, nhưng cũng có những loại có nhiều gói gia vị khác nhau: gói súp bột, gói dầu, gói súp sệt. Đặc biệt, một số sản phẩm mì ăn liền cao cấp còn được bổ sung thêm các gói thịt hầm (tôm, trứng, thịt gà, thịt heo) giúp món ăn thêm ngon miệng.

Về cơ bản, một sản phẩm mì ăn liền thông dụng (75g) sẽ cung cấp các thành phần dinh dưỡng sau đây:

● Chất bột đường: 40-50g

● Chất đạm: khoảng 6,9g

● Chất béo: 10-13g

● Năng lượng: 300-350Kcal

Điều gì sẽ xảy ra khi lạm dụng mì tôm

Mì ăn liền (mì tôm) là món ăn tiện lợi, dễ chế biến, và có thể dùng mọi lúc mọi nơi. Dựa trên những thành phần dinh dưỡng cụ thể của mì tôm, có thể thấy nếu sử dụng liên tục chỉ riêng món mì tôm (không bổ sung thành phần nào khác), người dùng dễ gặp phải 2 vấn đề phổ biến:

● Thiếu chất xơ (chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ táo bón, nóng trong người, nhiệt miệng)

● Thiếu chất đạm (chế độ dinh dưỡng thiếu chất đạm kéo dài có thể gây suy nhược, gầy yếu, rụng tóc, cơ và xương kém phát triển, nội tiết tố rối loạn)

Cũng giống như nếu chỉ ăn cơm không (không kèm thức ăn khác), ta sẽ thiếu chất đạm, chất béo; nhưng nếu ngày nào cũng ăn trứng, tôm, thịt bò, cơ thể cũng sẽ phát sinh những vấn đề sức khỏe do chế độ dinh dưỡng mất cân bằng. Theo PGS-TS Lê Bạch Mai, không có món ăn xấu mà chỉ có bữa ăn xấu, ăn sai cách, thiếu cân bằng sẽ trở thành gây hại.

PGS-TS Lê Bạch Mai cũng nhấn mạnh hàm lượng chất béo và tinh bột, năng lượng của mì ăn liền đã được tính toán cân đối, hợp lý. Việc tăng cân nếu xảy ra, sẽ đến từ những sự mất cân bằng khác, ví dụ:

● Ăn quá nhiều bữa trong ngày

● Ăn quá nhiều chất đạm, béo, tinh bột mà thiếu rau xanh, trái cây

● Ăn quá gần giờ đi ngủ khiến cơ thể dễ rối loạn tiêu hóa, gây tích tụ mỡ thừa làm tăng cân

● Lười vận động, luyện tập thể dục

Ăn mì tôm sao cho đúng để không gây tác hại cho cơ thể?

Muốn ăn mì tôm đúng cách, không gây tác hại cho sức khỏe, người dùng cần thực hiện một số gợi ý sau:

● Mì ăn liền không thể cung cấp đủ lượng đạm, nhưng dễ dàng khắc phục điều này bằng cách kết hợp các loại đạm thực vật (như nấm, đậu hà lan, đậu que, đậu hũ); các loại đạm động vật (trứng, thịt bò, thịt heo).

● Mì ăn liền thiếu chất xơ nên muốn bữa ăn cân bằng, đủ dinh dưỡng, người dùng nên chủ động kết hợp các loại rau củ thích hợp vào món ăn. Ví dụ cho thêm xà lách, giá đỗ, dưa leo, cà chua, cà rốt, bắp cải, cải thìa, vào món ăn, thành các món mì xào rau củ, mì trứng với rau sống.

● Nên tránh ăn quá gần giờ đi ngủ. Nhiều người làm việc khuya hay bổ sung một tô mì ăn liền khi đói bụng và sau đó đi ngủ, khiến cơ thể không kịp tiêu hóa. Điều này dễ gây hại cho dạ dày, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa và là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân.

Mì tôm là tác nhân gây hại... nếu bạn ăn sai cách - Ảnh 2.

PGS-TS Lê Bạch Mai cho biết, mì ăn liền không gây tác hại cho cơ thể như nhiều người e ngại. Dù là lúc bình thường hay trong những đợt giãn cách xã hội phòng ngừa Covid, trong vùng biệt lập ảnh hưởng bởi thiên tai hay khu vực cần cứu trợ, mì ăn liền (mì tôm) vẫn thể hiện rõ nét tính tiện dụng, an toàn, dễ bảo quản và dự trữ. Chỉ cần lưu ý kết hợp mì ăn liền (mì tôm) với các nhóm nguyên liệu cung cấp chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất khác thì có thể đảm bảo mang đến bữa ăn đa dạng và cân bằng. Trong trường hợp quá vội, lỡ bữa thì vẫn có thể sử dụng tạm mì đơn thuần (không có thêm nguyên liệu bổ sung) để cung cấp phần nào năng lượng, nhưng sau đó nên tìm cách bổ sung thêm cho cơ thể thông qua các bữa ăn kế tiếp.

Theo báo: Giadinh.net

Nguồn: https://giadinh.net.vn/thi-truong/mi-tom-la-tac-nhan-gay-hai-neu-ban-an-sai-cach-20210615154228379.htm

Có thể bạn quan tâm
Thực hư mì ăn liền có hại đến gan và thận?
16/11/2021 Sự thật về mì

Cực kỳ mê mì ăn liền nhưng nhiều người ít dám thưởng thức thường xuyên. Một trong những lý do ngần ngại chính là tác hại với gan, thận của mì ăn liền mà ta vẫn thường nghe nhắc tới. Nhưng có thật mì ăn liền hại gan, hại thận như nhiều người vẫn truyền […]

Xem thêm  
Ăn mì tôm có gây hại sức khoẻ?
09/11/2021 Sự thật về mì

Cho rằng ăn mì tôm không tốt và hoàn toàn có hại cho sức khỏe. Điều đó có đúng không? Hãy cùng tìm hiểu 3 thông tin thú vị về mì tôm nhé! Mì tôm có quá trình sản xuất nghiêm ngặt Theo các chuyên gia công nghệ thực phẩm, quy trình sản xuất mì […]

Xem thêm  
Bị nổi mụn có nên ‘quy tội’ cho mì tôm?
09/11/2021 Sự thật về mì

Mì tôm là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, không ít chị em lo ngại ăn nhiều mì tôm sẽ nổi mụn, ảnh hưởng xấu đến làn da. Ngọc Hoa (25 tuổi, TP.HCM) là chuyên viên thiết kế tại một công ty quảng cáo. Cô chia sẻ mì tôm là món ăn yêu […]

Xem thêm  
Bạn muốn cùng chúng tôi
xây dựng thương hiệu
Acecook Việt Nam vững mạnh?