Hiểu lầm mì gói lâu rồi, đây là những lý do khiến các mẹ nên “kết thân” lại với nó
Những tin đồn về thực phẩm tràn lan trên mạng rất nhiều và mì ăn liền thường xuyên có mặt trong đó. Nhưng là một người phụ nữ thông thái, chúng ta luôn cần tìm những nguồn thông tin chính thống, kiểm chứng vấn đề để trang bị kiến thức đúng cho bản thân và gia đình mình.
Những tin đồn về thực phẩm tràn lan trên mạng rất nhiều và mì ăn liền thường xuyên có mặt trong đó. Nhưng là một người phụ nữ thông thái, chúng ta luôn cần tìm những nguồn thông tin chính thống, kiểm chứng vấn đề để trang bị kiến thức đúng cho bản thân và gia đình mình.
Mì ăn liền là một món ăn quen thuộc mà hầu như ai cũng biết, ai cũng từng ăn và trong một buổi phỏng vấn gần đây, MC Diệp Chi đã từng chia sẻ rằng cô và con gái rất thích ăn mì ăn liền. Thế nhưng cũng đã từng có lúc cô và con gái phải từ bỏ món ăn yêu thích của mình vì những tin đồn lan truyền trên mạng như: mì ăn liền dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, mì ăn liền chứa nhiều chất béo chuyển hóa trans fat, hay tồi tệ hơn ăn mì ăn liền có nguy cơ ung thư…
Điều đó làm nữ MC vô cùng hoang mang: “Khi nghe những tin đồn đấy, mình rất lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Bên cạnh đó mình và con gái cũng sẽ rất buồn vì không được ăn món yêu thích của mình nữa”.
Mì gói là món ăn yêu thích của Diệp Chi và con gái Sumo.
Sau đó, cũng nhờ chính công việc MC mà cô được thường xuyên được tiếp xúc với những nguồn thông tin đáng tin cậy, đặc biệt được gặp gỡ các chuyên gia. Và một buổi gặp gỡ tình cờ tại Đài truyền hình với chuyên gia dinh dưỡng là PGS.TS Lê Bạch Mai, Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia đã giúp Diệp Chi vỡ lẽ ra rằng những tin đồn về mì ăn liền trên mạng như vậy đều là vô căn cứ.
Thực tế hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào trên thế giới cũng như tại Việt Nam đưa ra kết luận rằng mì ăn liền gây ung thư. Bên cạnh đó, đối với những tin đồn mì ăn liền có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, PGS.TS Lê Bạch Mai cho rằng không có thực phẩm xấu mà chỉ có bữa ăn xấu, nếu chúng ta ăn sai cách thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Ví dụ như kết hợp thực phẩm không đúng cách, ăn không đúng bữa…
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai thì thay vì lo lắng, chúng ta nên tìm hiểu gốc rễ của vấn đề, trang bị cho mình những thông tin, kiến thức về thực phẩm, dinh dưỡng từ các nguồn chính thống, uy tín, bên cạnh đó chúng ta cũng tôn trọng khẩu vị của gia đình, bản thân, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng và hợp lý.
Dưới đây là những thông tin hữu ích về mì ăn liền cho mọi người:
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Mì ăn liền có thành phần chính là bột lúa mì, được xếp vào nhóm cung cấp chất đường bột như các loại thực phẩm khác như bún, cơm, phở, bánh mì… Trung bình một gói mì ăn liền khoảng 75g sẽ cung cấp cho cơ thể 300 – 350kcl – tương đương 15-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành. Theo đó, mì ăn liền có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể là chính.
Một gói mì ăn liền (75 gram) cung cấp năng lượng tương đương một chén cơm trắng. Kết hợp mì ăn liền với các thực phẩm khác sẽ mang đến bữa ăn thơm ngon, dinh dưỡng.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Ai cũng phải công nhận sợi mì ăn liền có màu vàng óng ả trông vô cùng bắt mắt. Nhưng cũng chính màu sắc này lại khiến nhiều người cho rằng mì ăn liền dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực tế, công nghệ sản xuất mì ăn liền hiện đại đã cho phép nhà sản xuất hoàn toàn chủ động kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất, bao gồm của công đoạn chiên. Theo đó, các yếu tố chất lượng dầu chiên, nhiệt độ chiên và tính an toàn của sản phẩm sau khi sản xuất đểu được đảm bảo. .
Trong sản xuất công nghiệp, mì được chiên trong khoảng thời gian 2,5 phút và dầu được làm nóng bằng hơi nước bên ngoài trước khi đưa vào chảo chiên. Suốt quá trình chiên, dầu được bổ sung liên tục thông qua hệ thống định lượng tự động và nhiệt độ luôn duy trì ổn định. Đồng thời, để đánh giá chất lượng của dầu, cần căn cứ trên các chỉ số hóa lý của dầu chứ không thể chỉ quan sát bằng mắt thường. Một trong những chỉ số thông dụng nhất là chỉ số Acid Value (AV), dùng để đánh giá mức độ oxy hóa của dầu. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Ủy ban Tiêu chuẩn Quốc tế Codex về mì ăn liền,các nhà sản xuất phải tuân thủ chỉ số này ở mức giới hạn ≤ 2mg KOH/gram dầu.
Thế nên, các mẹ và gia đình hãy yên tâm khi chọn lựa sản phẩm mì ăn liền từ những nhà sản xuất uy tín về mặt đảm bảo an toàn thực phẩm & chất lượng theo tiêu chuẩn nhé!
Mì ăn liền được làm từ bột lúa mì và bổ sung chiết xuất từ củ nghệ tươi để tạo nên màu vàng ngon mắt.
Vừa ngon lại vừa tiện
Có thể nói, mì ăn liền mang lại một hương vị đặc trưng, khó cưỡng từ vị chua cay, sa tế hành tím cho tới lẩu thái…Tùy sở thích, cảm nhận mỗi người sẽ thích một hương vị mì khác nhau. Bên cạnh vị ngon thì ai cũng phải công nhận về sự tiện lợi của mì ăn liền.
Những lúc bận rộn chẳng có thời gian mua đồ nấu nướng thì chỉ cần nấu một gói mì, cho thêm một chút rau, một chút thịt hoặc một quả trứng là cung cấp năng lượng tức thì mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng. Hoặc những khi đi du lịch, không quen ăn đồ lạ thì cứ yên tâm mà mang mì gói, một bữa ăn vừa ngon vừa quen thuộc mà còn nhanh, gọn, nhẹ.
Mì ăn liền là món ăn nấu vừa nhanh, ăn vừa ngon lại có thể mang đi khắp mọi nơi.
Tha hồ biến tấu thành đủ món ngon
Cứ tưởng mì gói là món ăn đơn giản nhưng nếu bạn muốn chế biến thành những món ăn cầu kỳ cũng vẫn được nhé! Đầu tiên phải kể đến mì xào này, bạn có thể kết hợp mì xào với đủ các nguyên liệu hấp dẫn như trứng, thịt bò, thịt gà, rau cải… Sau đó là mì nấu xào, mì trộn, mì nấu…món nào cũng thơm ngon, hấp dẫn.
Nếu bạn là người sáng tạo thì hãy thử các món ăn mới lạ hơn như: tráng trứng với mì, bánh làm từ mì, pizza mì, salad mì… Những món ăn này không chỉ ngon mà còn độc đáo, chắc chắn bạn sẽ còn ghi điểm với những người xung quanh vì khả năng nấu nướng của bạn nữa.
Từ mì ăn liền chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Với những thông tin trên các mẹ đã yên tâm kết thân với mì gói chưa? Các mẹ cũng đừng quên sáng tạo những món ăn hấp dẫn với mì nữa nhé!
Theo aFamily