Chuyển tải ẩm thực truyền thống

Từ hương vị ẩm thực truyền thống đến thực phẩm ăn liền

Hàng trăm nồi canh chua được nấu đủ kiểu để chọn lựa hương vị đặc trưng đưa vào mì Hảo Hảo; còn đậu xanh bổ sung trong thành phần tạo nên sợi miến Phú Hương.

19h, xếp tập tài liệu sau cuộc họp với khách, bà Lưu Ngọc Mỹ (quận Tân Bình, TP HCM) thở phào. Lướt qua nhiều cửa hàng ẩm thực sáng đèn ở đường phố Hàn Quốc trên đường về, bà chưa tìm được chỗ ăn tối ưng ý. Người phụ nữ trung niên bất giác thèm món ăn nóng hổi, phảng phất hương vị quê nhà.

Bà nhờ tài xế lái xe thẳng về khách sạn, lấy trong vali gói mì ăn liền mang từ Việt Nam, bật phích nước nóng. 3 phút sau, món ăn đã sẵn trên bàn. Tô mì Hảo Hảo vị chua cay, sợi dai, vàng ánh, mùi thơm lan tỏa khắp gian phòng. Mở bản nhạc mang âm hưởng Nam Bộ, bà chìm đắm trong giai điệu, hương vị quen thuộc.

Tô mì Hảo Hảo vị chua cay gợi nhớ hương vị quê nhà với những người xa xứ.

Trong những chuyến công tác nước ngoài, hành lý của bà bao giờ cũng sẵn ly mì, tô phở, gói miến. Không chỉ đi công tác, thực phẩm ăn liền còn tiếp năng lượng cho bà lúc họp đột xuất tại công ty. Chỉ thêm chút rau củ, mì ăn liền vừa ngon miệng vừa dinh dưỡng.

Với bà Mỹ, vị Hảo Hảo chuyển tải trọn vẹn vị chua cay của món canh chua trong ẩm thực Việt, khiến bà nhớ mãi khi xa xứ.

Hành trình tìm hương vị Việt cho gói mì

Đầu thập kỷ 90, tập đoàn Acecook – một trong những công ty mì ăn liền lớn tại Nhật mang theo công nghệ sản xuất hiện đại đến Việt Nam. Năm 1993, khi thành lập, đơn vị hướng đến việc chuyển tải món ăn “quốc hồn quốc túy” của người Việt vào thực phẩm ăn liền với phương châm “Công nghệ Nhật Bản – Hương vị Việt Nam”. Năm 1995, phở bò ăn liền High class ra đời, giá bán 2.000 đồng một gói trong khi những sản phẩm ăn liền của các công ty khác chỉ 700 đồng mỗi gói.

Đến năm 2000, mì Hảo Hảo ra đời, đánh dấu bước ngoặt thị trường mì ăn liền. Vị chua cay mới lạ, khác biệt với những sản phẩm lúc bấy giờ. Theo bà Trần Thị Mỹ Vân – Chánh văn phòng Tổng giám đốc Acecook Việt Nam, lúc đó một gói mì Hảo Hảo giá 1.000 đồng được người tiêu dùng ưa chuộng, sản xuất bao nhiêu là hết bấy nhiêu. Với thế hệ 7x, 8x, Hảo Hảo gắn bó cùng năm tháng sinh viên, những lúc bất chợt muốn đổi vị thay vì bữa cơm quen thuộc hàng ngày.

Nhu cầu tăng, công ty liên tục mở rộng nhà máy sản xuất, phát triển chi nhánh khắp cả nước, đến nay đã có 11 nhà máy và 6 chi nhánh. Thành công này nhờ nghiên cứu kỹ khẩu vị, chuyển tải hương vị truyền thống để “Việt hóa” mì gói Nhật Bản thành mì của người Việt, đến nay, gần 20 năm từ khi Hảo Hảo ra đời, đây vẫn là sản phẩm bán chạy nhất của Acecok Việt Nam với gần 200.000 thùng mỗi ngày, đóng góp hơn 50% doanh số của công ty mỗi năm.

Gắn bó với công ty từ những ngày đầu, bà Hồ Thị Yến Nhung, Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm (RD) cho biết, đội ngũ nghiên cứu phải đi nhiều vùng miền, thưởng thức những quán ăn nổi tiếng ở địa phương để tìm hương vị đặc trưng.

Trở về sau những chuyến đi, bà Nhung băn khoăn từng vùng miền có gu ẩm thực, khẩu vị riêng, làm sao để một sản phẩm được nhiều người đón nhận. Nghĩ đến món canh chua không thể thiếu trong mâm cơm của cả ba miền Bắc, Trung, Nam, vị chua chua cay cay được nhiều người yêu thích, bà và đội ngũ của mình tìm cách “ăn liền hóa” món ăn này.

Bà Yến Nhung chia sẻ về quá trình chuyển tải hương vị từ món truyền thống sang sản phẩm ăn liền.

Cách nghiên cứu món ăn để chuyển từ món truyền thống sang ăn liền cũng lắm công phu. Đầu tiên phải nấu nhiều nồi canh chua bằng tôm, rau quả tươi… ăn cùng vắt mì gói để tìm ra hương vị ưng ý. Hàng trăm nồi canh được nấu và thử khẩu vị liên tục trong gần 3 tháng, ghi chú nguyên liệu, cân đo tỷ lệ, lấy ý kiến người dùng, xem xét góp ý điều chỉnh công thức. Sau khi có hương vị chua cay cuối cùng được lòng số đông, phải mất thêm 2-3 tháng để sản xuất thử nghiệm trên dây chuyền hiện đại, từ đó mới cho ra sản phẩm hoàn chỉnh để bán hàng.

Bà Nhung cho biết thêm, các gói gia vị là tinh túy của mì Hảo Hảo. Hơn 10 loại hành, tỏi, ớt, các loại rau thơm, tôm… được chọn lọc, tính toán liều lượng kỹ lưỡng, theo trình tự trước sau. Khi chế biến, lúc nào phải vặn lửa to, lửa nhỏ để đạt được vị như mong muốn. Ngay cả sản phẩm sản xuất tại miền Bắc, miền Nam cũng có khác. Hảo Hảo chua cay miền Nam lẫn thêm chút ngọt, mùi rau thơm đậm đà, trong khi vị mì miền Bắc thanh hơn, không quá chua, chỉ ở mức nhè nhẹ.

Đa dạng thực phẩm ăn liền chinh phục khẩu vị Việt

Nhắc đến Acecook thường nghĩ ngay đến Hảo Hảo nhưng sản phẩm đầu tiên của hãng mang hơi thở của ẩm thực truyền thống phở bò. “Vào năm 1995, món phở được công nghiệp hóa, ăn ngay sau 3 phút làm nhiều người ngạc nhiên”, bà Yến Nhung nói.

Tuy nhiên, sau khi mới ra mắt, phở bò vẫn chưa thể giống với phở truyền thống vì làm từ bột mì chứ không phải bột gạo. Bánh phở từ bột gạo sản xuất trên dây chuyền công nghiệp rất khó đạt khẩu cảm như bánh phở tươi, doanh nghiệp mất gần 10 năm (1995-2006) nghiên cứu công nghệ, đồng bộ trang thiết bị mới có thể chuyển tải tinh hoa món phở Việt như hiện nay.

Ngoài gạo, Acecook khai thác lợi thế từ nguồn nguyên liệu tự nhiên như đậu xanh, nổi bật có miến Phú Hương. Theo bà Yến Nhung, sợi miến có thể làm ra từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng với doanh nghiệp này, đậu xanh là lựa chọn tốt nhất. Là một trong những loại ngũ cốc quý của người Việt, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe người dùng. Công ty mất 3 năm nghiên cứu kỹ thuật cho ra thành phẩm sợi miến trong, dai, giòn vừa ăn, không trương nở nhanh, giữ hàm lượng dinh dưỡng của đậu xanh. Vào những dịp tết Nguyên đán, các sản phẩm miến của doanh nghiệp thường không đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng.

Liên tục nghiên cứu và tìm tòi, gần 3 thập kỷ, Acecook Việt Nam không ngừng phát triển đa dạng hương vị ẩm thực truyền thống với hơn 30 chủng loại sản phẩm như phở, miến, bún mắn, bún bò, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu bò kho, mì hoành thánh, mì lẩu thái tôm… Người dùng có thể thưởng thức dạng nước, trộn, xào khô vừa tiện dụng mà vẫn ngon miệng.

Cung cấp gần 3 tỷ bữa ăn mỗi năm, Acecook hiện nắm khoảng một nửa thị phần mì ăn liền tại Việt Nam. Doanh nghiệp hướng đến việc bổ sung chất xơ trong rau củ, nguồn đạm từ thịt bò, thịt heo, tôm; sắt, kẽm – vi chất mà người Việt còn thiếu… trong các sản phẩm mì ăn liền.

Bà Mỹ Vân giải đáp thắc mắc về sản phẩm trong một buổi tham quan nhà máy Acecook Việt Nam.

“Với mục tiêu chăm chút, lưu giữ hương vị truyền thống qua từng sản phẩm, chúng tôi sẽ đưa nhiều hơn nữa các món ăn truyền thống của người Việt thành thực phẩm có thể ăn liền sau 3 phút trong thời gian tới”, bà Trần Thị Mỹ Vân – Chánh văn phòng Tổng giám đốc Acecook Việt Nam cho biết.

Kim Uyên

https://vnexpress.net/tu-huong-vi-am-thuc-truyen-thong-den-thuc-pham-an-lien-4003392.html

Có thể bạn quan tâm
Câu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liền
24/09/2020 Chuyện về mì

Nguồn: https://zingnews.vn/interactive/article/cau-chuyen-doanh-nghiep-sau-goi-mi-an-lien-post42.zing

Xem thêm  
Chùm ảnh về mì ăn liền
26/08/2020 Chuyện về mì

Chùm ảnh những sợi mì hạnh phúc làm ấm lòng cư dân mạng Chùm ảnh mộc mạc, chân phương về những gói mì hạnh phúc như nhẹ nhàng chạm vào từng ngõ ngách quen thuộc của cuộc sống đời thường, và càng thêm ấm lòng với tinh thần Omoiyari – Nghĩ cho người khác được […]

Xem thêm  
Món ăn thân quen
26/08/2020 Chuyện về mì

Không phải cao lương mỹ vị, đây chắc là món ăn thân quen nhất nhì Việt Nam chứ gì nữa! Sau cơm, có thể nói mì ăn liền là món ăn quen thuộc nhất nhì tại Việt Nam, xuất hiện từ mâm cơm gia đình tới căng tin trường học, từ nhà lá đơn sơ […]

Xem thêm  
Bạn muốn cùng chúng tôi
xây dựng thương hiệu
Acecook Việt Nam vững mạnh?