Mì ăn liền có gây khó tiêu không?
Quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể trải qua 1 chặng đường dài từ miệng đến thực quản, dạ dày, ruột non đến ruột già… Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và tốc độ tiêu hoá thức ăn bao gồm lượng thực phẩm và loại thực phẩm đã ăn, giới tính, thời gian dành cho bữa ăn, thói quen sinh hoạt, quá trình trao đổi chất, các bệnh về hệ tiêu hoá…
Mì ăn liền có thành phần chính là chất bột đường nên quá trình tiêu hóa cũng diễn ra tương tự như với cơm, bún, phở,… Xét về hàm lượng chất béo có trong mì ăn liền (10-13g đối với 1 gói mì ăn liền thông dụng loại 75g) thì lượng chất béo này chỉ chiếm 16 – 17% so với nhu cầu chất béo cần trong 1 ngày (65g chất béo tương đương 30% trong tổng lượng calo trung bình cần thiết trong ngày là 2,000kcal).
Vì vậy, thông tin mì ăn liền gây khó tiêu là hoàn toàn không có cơ sở.
Nguồn: Viện Y học ứng dụng
Các câu hỏi khác
- Mì ăn liền có gây ung thư?
- Mì ăn liền có gây ra sạn thận hay không?
- Mì ăn liền có chứa nhiều Trans fat, dễ gây ra các bệnh tim mạch hay không?
- Mì ăn liền gây nóng trong người và nổi mụn?
- Mỗi ngày nên ăn tối đa bao nhiêu gói mì?
- Phụ gia thực phẩm sử dụng trong mì ăn liền có gây ảnh hưởng đến sức khỏe?
- Gói súp trong mì ăn liền có gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?
- Sán/ giòi trong mì ăn liền có thật không?
- Bao bì ly / tô / khay nhựa chứa mì ăn liền có an toàn không?
- Mì ăn liền đốt cháy được có phải hiện tượng lạ?
- Thành phần bột ngọt trong gói súp gia vị có an toàn?
- Gói dầu gia vị trong mì ăn liền có an toàn không?
- Mì ăn liền đắt và rẻ khác nhau như thế nào?
- Độ dai mềm của sợi mì có phụ thuộc vào giá sản phẩm?
- Có nên trụng mì qua nước sôi trước khi sử dụng?
- Ăn mì sống có an toàn hay không?
- Vì sao phải chế mì và chờ trong 3 phút?
Gửi câu hỏi của bạn